Phải đi sửa mũi hỏng sau phẫu thuật là điều chẳng ai mong muốn, song thực tế số ca làm mũi hỏng vẫn liên tục gia tăng.
Khi quyết định nâng mũi, sửa mũi thay đổi diện mạo, ai cũng mong đợi sự “lột xác” để trở nên đẹp hơn. Thế nhưng vì một số nguyên nhân mà càng ngày càng có nhiều ca nâng mũi hỏng và giải pháp cho những trường hợp này là phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng.
Chỉnh sửa mũi hỏng là gì?
Phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng được xem là giải pháp duy nhất giúp tái tạo và hồi sinh chiếc mũi sau tai nạn nâng mũi hỏng (phổ biến nhất), do ngoại lực tác động hoặc do dị tật bẩm sinh.
Phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng thành công sẽ giúp loại bỏ những di chứng để lại sau ca nâng mũi thất bại. Qua đó trả lại dáng mũi bình thường, thậm chí có thể mang đến một dáng mũi mới hoàn hảo hơn.
Nguyên nhân nâng sửa mũi bị hỏng
Chỉ cần can thiệp vừa phải vào cấu trúc mũi để xử lý các khuyết điểm, cải thiện dáng mũi, nâng tầm diện mạo đáng kể nên phẫu thuật nâng mũi ngày càng được ưa chuộng.
Tuy nhiên phương pháp thẩm mỹ mũi này luôn tiềm ẩn nguy cơ nhất định, dù với công nghệ thẩm mỹ hiện nay thì con số này đang giảm xuống thấp nhất nhưng không thể bằng không.
Nguyên nhân khiến mũi bị hư hỏng sau nâng có rất nhiều, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân này gồm có:
Xem thêm: nâng mũi nam giới
Bác sĩ chuyên môn, tay nghề yếu kém
Phẫu thuật nâng mũi sửa mũi tuy đơn giản nhưng không phải bác sĩ nào cũng có khả năng thực hiện thành công và đạt kết quả mỹ mãn.
Bác sĩ nâng mũi phải có chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm và đã thực hiện thành công nhiều ca nâng mũi mới có thể đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.
Ngược lại, bác sĩ không có chuyên môn, tay nghề non kém, kinh nghiệm thiếu sót sẽ chỉ mang đến những hậu quả khôn lường khi thực hiện nâng mũi.
Môi trường phẫu thuật không đảm bảo
Thực tế cho thấy, những ca nâng mũi thất bại để lại các biến chứng nguy hiểm hầu hết được thực hiện tại spa, các cơ sở làm đẹp “chui”.
Tại đây, môi trường phẫu thuật không đảm bảo vô trùng, thiếu thốn cả về nhân lực lẫn trang thiết bị máy móc hỗ trợ. Do đó không khó hiểu khi phẫu thuật nâng mũi tại những cơ sở này tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Dị ứng, đào thải sụn nâng mũi
Chất lượng sụn nâng mũi có vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một ca nâng mũi bên cạnh tay nghề bác sĩ và môi trường phẫu thuật.
Khi nâng mũi giá rẻ tại các cơ sở không uy tín, chất liệu sụn nâng mũi thường kém chất lượng, kém tương thích với cơ thể. Hậu quả là, sau 1 thời gian nâng mũi, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng đào thải hay dị ứng sụn. Nếu để lâu sẽ phát sinh nhiều biến chứng như nhiễm trùng, sưng viêm, bóng đỏ đầu mũi, tụt sóng…
Xem thêm: nâng mũi không phẫu thuật
Chủ quan trong chăm sóc hậu phẫu
Nâng mũi bị hỏng không chỉ do yếu tố địa chỉ/ bác sĩ nâng mũi mà còn đến từ chính những khách hàng nâng mũi. Cụ thể là cách chăm sóc hậu phẫu thiếu cẩn trọng của họ.
Sau khi nâng mũi xong, chúng ta cần phải áp dụng một chế độ chăm sóc, dinh dưỡng đặc biệt. Thế nhưng các cơ sở không uy tín thường xem nhẹ khâu hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu cho khách hàng của mình.
Ngoài ra không ít khách hàng vẫn chủ quan và không chu đáo trong việc chăm sóc sau nâng mũi. Hậu quả khiến cho quá trình phục hồi của chiếc mũi bị ảnh hưởng, dẫn đến những biến chứng về sau.
Quá trình tái sinh dáng mũi cho cô gái 4 lần sửa mũi hỏng đều thất bại
Khi nào phải sửa mũi bị hỏng? 6 biến chứng phổ biến
Một số biến chứng phổ biến sau nâng mũi
Dưới đây là 6 biến chứng phổ biến sau khi nâng mũi và cần phải can thiệp bằng phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng để khắc phục:
Dáng mũi không đẹp như ý
Đây có thể xem là biến chứng nhẹ nhất sau khi nâng mũi. Dáng mũi sau nâng có thể không đạt độ cao sống mũi như mong đợi hay phần đầu mũi và cánh mũi vẫn còn một khuyết điểm nào đó.
Đầu mũi bị bóng đỏ
Đây là biến chứng rất phổ biến, nhất là khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật nâng mũi dùng sụn nhân tạo hoàn toàn, đi kèm với da đầu mũi quá mỏng.
Sau khi được cấy ghép nâng mũi, sụn nhân tạo cứng tạo ra áp lực lớn lên da mũi, bào mòn từ từ da mũi. Sau 1 thời gian, tình trạng đỏ đầu mũi xuất hiện mang lại cảm giác căng tức khó chịu tại vùng mũi.
Lộ sóng, thủng da đầu mũi
Tình trạng bóng đỏ đầu mũi nếu để kéo dài không xử lý có thể dẫn đến hiện tượng lộ sóng, thậm chí sụn nâng mũi có thể đâm thủng da đầu mũi để lòi ra ngoài.
Mũi biến dạng, lệch sống
Tình trạng mũi hỏng này cũng rất thường gặp. Rất dễ nhận ra biến chứng này khi quan sát trực diện vì phần sống mũi bị lệch sang một bên. Tình trạng này làm cho khuôn mặt mất cân đổi và hài hòa, ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
Mũi bị lệch vẹo hay biến dạng sau nâng là do bác sĩ đặt sụn không chắc chắn hoặc do bị va đập vào mũi khi sống mũi chưa ổn định.
Mũi bị co rút
Biến chứng mũi bị có rút sau nâng mũi là tình trạng sau khi tháo sụn nâng mũi, chiều dài của chiếc mũi bị co lại, đầu mũi bị hếch lên và thô kệch.
Đây là biến chứng khá phổ biến với những ai sửa mũi nhiều hơn 1 lần và đều gặp thất bại. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ gương mặt và cả sự tự tin của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Chỉnh sửa mũi hỏng thành công cho 1 ca mũi bị có rút nghiêm trọng
Nhiễm trùng, hoại tử mũi
Đây là biến chứng sau nâng mũi nguy hiểm nhất. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng có rất nhiều, có thể do tay nghề chuyên môn của bác sĩ yếu kém, phẫu thuật trong môi trường không đảm bảo vô trùng chuẩn y khoa hay do khâu chăm sóc hậu phẫu không chu đáo.
Biểu hiện cho thấy bạn bị nhiễm trùng sau nâng mũi là mũi có tình trạng bị sưng đau kéo dài, tiết dịch hôi tanh, bị sốt…Nếu để lâu ngày không có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng nhiễm trùng sẽ diễn biến phức tạp hơn dẫn đến hoạt tử mũi khiến mũi chuyển sang màu đen.
Dấu hiệu nâng mũi bị viêm
Sau khi phẫu thuật, các bạn dễ dàng gặp phải các dấu hiệu nâng mũi bị viêm như hơi đau, sưng tấy. Đây là hiệu thường gặp sau khi thẩm mỹ vì quá trình thích nghi của mũi. Nhưng, nếu tình trạng này thường chỉ sẽ kéo dài 2 – 7 ngày, nếu như lâu hơn hay có chảy thêm những dịch lạ như mủ, máu, có mùi, thì hãy sớm liên hệ với bác sĩ kiểm tra lại tình trạng khó chịu này vì có thể mũi của bạn đang bị viêm sau khi nâng mũi.
Dấu hiệu mũi không hợp sụn
Nâng mũi không hợp sụn thường xảy ra ở trong trường hợp bạn chọn nâng mũi với chất liệu sụn nhân tạo. Có rất nhiều ca sửa mũi khách hàng không biết được bản thân bị dị ứng với chất liệu sụn hay không.
Phải mất 1 khoảng thời gian khá dài thì những dấu hiệu mũi không hợp sụn mới bắt đầu rõ ràng. 4 dấu hiệu nổi bật sẽ cho thấy mũi bạn không hợp sụn, cụ thể là:
1. Nhiễm trùng, ngứa ngáy và đau nhức
Dấu hiệu mũi không hợp sụn khi nâng mũi rất nguy hiểm, đáng sợ nhất chính là bị nhiễm trùng. Lúc này, mũi bạn sẽ bị đau nhức, bóng đỏ, có mưng mủ ở trong thời gian dài. Trong các ngày mũi bị nhiễm trùng bạn sẽ luôn bị ngứa ngáy.
2. Thủng da đầu mũi
Khi vật liệu sụn không đảm bảo sẽ đâm thẳng vào đầu mũi. Điều này khiến da đầu mũi bị thủng, sụn bị lộ ra bên ngoài, xương sống mũi bị tiêu hủy.
Khi vật liệu sụn không được đảm bảo sẽ đâm vào đầu mũi. Điều này sẽ làm da đầu mũi bị thủng, sụn bị lộ ra ngoài, xương sống mũi sẽ bị tiêu hủy.
3. Mũi nghiêng, vẹo
Tình trạng này rất có thể do chất liệu sụn không được đảm bảo. Ngoài ra, do tay nghề bác sĩ làm cho quá trình đặt sụn bị lỏng lẻo, không được cố định, dễ trôi. Do không thể bám chắc nên vật liệu bị vẹo, nghiêng lệch.
4. Mũi xuất hiện mùi hôi
Hút thuốc lá hoặc chỉ khâu ở mũi thường không gây mùi hôi. Nguyên nhân do vi khuẩn tấn công hoặc do lớp vảy hình thành ở trong mũi sau nâng. Ngoài ra có thể do còn sót gạc bên trong mũi của bạn.
Dấu hiệu mũi bị hoại tử?
Thực tế, trường hợp nâng mũi bị hoại tử là 1 trong các biến chứng sau khi nâng mũi. Thường do chủ quan bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, đến lúc bị hoại tử đã nặng rồi. Lúc này, rất dễ dàng để nhận biết bằng 1 số dấu hiệu như:
- Mũi sưng to, bầm tím nhiều ngày liền.
- Vết thương bị chảy dịch và máu nhiều.
- Mũi căng nhức, đau, khó chịu.
- Mũi bị mưng mủ, có mùi khó chịu.
- Có thể xuất hiện hiện tượng sốt.
4 điều cần ghi nhớ kỹ trước khi chỉnh sửa mũi hỏng
Tìm đến một địa chỉ chuyên sửa mũi hỏng
Có nhiều địa chỉ phẫu thuật nâng mũi đáng tin cậy nhưng địa chỉ có thể sửa mũi hỏng đạt kết quả cao chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Phẫu thuật nâng mũi là kỹ thuật khá đơn giản nhưng phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng lại vô cùng phức tạp, nhất là với những trường hợp sửa mũi nhiều lần đều gặp thất bại. Do đó, bạn phải thực sự cẩn thận trong việc lựa chọn một địa chỉ sửa mũi hỏng cho mình.
Một địa chỉ sửa mũi hỏng đáng tin cậy phải có những bác sĩ chuyên sửa mũi hỏng giàu kinh nghiệm, đã “hồi sinh” thành công cho nhiều trường hợp mũi hỏng sau nâng khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.
Thời điểm lý tưởng để sửa mũi hỏng
Hầu hết những người nâng mũi thất bại đều có tâm lý muốn thực hiện sửa mũi bị hỏng ngay lập tức. Đây là tâm lý có thể hiểu được vì sau nhiều biến chứng, dáng mũi và diện mạo của họ bị hủy hoại nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia sửa mũi hỏng hàng đầu: Chỉ với những trường hợp làm mũi hỏng nhẹ như mũi bị lệch sóng, lộ sóng mới có thể tiến hành chỉnh sửa ngay do cấu trúc mũi chưa gặp tổn hại gì nhiều.
Còn những trường hợp gặp phải biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, mũi bị co rút, bị bóng đỏ thì không thể ngay lập tức tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng. Những trường hợp này phải cần từ 3 – 6 tháng sau khi tháo sụn để chiếc mũi bình phục hoàn toàn mới có thể làm phẫu thuật.
Phương pháp sửa mũi hỏng
Đối với những ca mũi hỏng sau phẫu thuật, phương pháp được các bác sĩ và chuyên gia sửa mũi hỏng lựa chọn để “tái sinh” chiếc mũi là nâng mũi cấu trúc.
Nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật giúp loại bỏ, khắc phục toàn bộ những khuyết điểm, những di chứng mà ca nâng mũi thật bại trước đó để lại. Qua đó giúp tái tạo một dáng mũi mới đẹp hơn.
Chi phí phẫu thuật nâng sửa mũi hỏng
So với nâng mũi ban đầu thì chi phí phẫu thuật sửa lại mũi hỏng thường cao hơn nhiều bởi tính phức tạp của ca phẫu thuật này.
Tuy vậy bạn không nên ham rẻ mà lựa chọn sửa mũi hỏng tại những cơ sở không có uy tín, nguy hại có cho chiếc mũi sẽ còn lớn hơn nhiều, thậm chí khó có thể cứu chữa.
Xúc động sau nhiều năm bị khuyết cánh mũi do tai nạn
BVTM Gangwhoo – Địa chỉ sửa mũi hỏng sau phẫu thuật số 1 hiện nay
Với những thành công trong lĩnh vực chỉnh sửa mũi hỏng sau phẫu thuật những năm qua, bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo được nhiều khách hàng tin tưởng là địa chỉ sửa mũi hỏng hàng đầu.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo đã tiếp nhận và xử lý thành công rất nhiều ca mũi hỏng với nhiều mức độ khác nhau, không ít ca đặc biệt nghiêm trọng, khách hàng đã nâng sửa mũi nhiều lần những đều gặp thất bại khiến mũi bị hư hỏng nặng nề.
Có được thành công này là nhờ bác sĩ Phùng Mạnh Cường – chuyên gia sửa mũi hỏng thuộc top đầu. Các ca sửa mũi hỏng sau phẫu thuật tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo sẽ do chính BS. CKI Phùng Mạnh Cường thăm khám và trực tiếp thực hiện.
Bác sĩ Phùng Mạnh Cường là bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm xử lý các trường hợp nâng sửa mũi hỏng với kết quả luôn làm hài lòng khách hàng. Chỉ với khoảng 1 giở 30 phút phẫu thuật, bác sĩ Phùng Mạnh Cường có thể khôi phục tối đa chiếc mũi.
Kết quả “hồi sinh” dáng mũi sau khi sửa mũi hỏng tại BVTM Gangwhoo
Hãy cùng xem xem khách hàng đã thay đổi ra sao sau khi sửa mũi hỏng sau phẫu thuật tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo:
Khách hàng lột xác hoàn toàn sau khi chỉnh sửa mũi hỏng tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo
Tái sinh dáng mũi cho khách hàng đã 15 lần sửa mũi nhưng đều bị hỏng
Quy trình chỉnh sửa mũi hỏng chuẩn y khoa, an toàn, hiệu quả
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo thành công trong rất nhiều ca sửa mũi hỏng sau phẫu thuật không chỉ nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi, mà còn nhờ áp dụng một quy trình làm việc chuyên nghiệp.
Một ca chỉnh sửa mũi bị hư hỏng sau phẫu thuật tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo được diễn ra theo thứ tự 7 bước sau:
- Bước 1: Thăm khám, phân tích, đánh giá mức độ hư hại của chiếc mũi. Hội chẩn để đưa ra phương án phẫu thuật sửa mũi phù hợp.
- Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát.
- Bước 3: Đo vẽ, phác đồ dáng mũi mới trước phẫu thuật.
- Bước 4: Khử trùng và gây tê khu vực phẫu thuật.
- Bước 5: Tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng.
- Bước 6: Theo dõi tình trạng khách hàng sau phẫu thuật, hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu.
- Bước 7: Tái khám và cắt chỉ.
Báo chí nói về thành tựu sửa mũi hỏng sau phẫu thuật tại BVTM Gangwhoo
- Báo Eva: https://eva.vn/phau-thuat-tham-my/benh-vien-tham-my-gangwhoo-dia-diem-sua-mui-hong-uy-tin-tai-tp-ho-chi-minh-c271a458733.html
- Báo Vimed: https://vimed.org/review/benh-vien-tham-my-gangwhoo
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi hỏng
- Giữ gìn vệ sinh chiếc mũi cẩn thận: thường xuyên thay băng gạc và lau rửa vết thương bằng nước muối sinh lý.
- Tránh để vùng mũi bị ẩm ướt và tránh tiếp xúc với khói bụi.
- Tránh đụng chạm, vặn vẹo chiếc mũi, không nằm nghiêng khi ngủ.
- Không vận động mạnh, không mang vác vật nặng.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc khác nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Kiêng ăn thịt bò, thịt gà, cá và các loại hải sản, đồ nếp, rau muống, các chất kích thích, hút thuốc lá.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh, uống nhiều nước.
Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật nâhg mũi và sửa mũi hỏng tại BVTM Gangwhoo
Những câu hỏi liên quan đến sửa mũi hỏng sau phẫu thuật
Sửa mũi hỏng sau phẫu thuật có hồi phục hoàn toàn không?
Tùy vào mức độ tổn thương của chiếc mũi mà mức độ cải thiện dáng mũi sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhiên không thể hồi phục tuyệt đối mà cao nhất là từ 80 – 90% so với dáng mũi ban đầu.
Phẫu thuật sửa mũi hỏng có đau không?
Sửa mũi bị hư hỏng sau nâng rất phức tạp nhưng tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo, với công nghệ gây tê Plus độc quyền, bạn sẽ không hề cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình phẫu thuật.
Sửa mũi hỏng rồi có thể tiếp tục hỏng không?
Hoàn toàn có thể nếu bạn chọn địa chỉ sửa mũi hỏng kém uy tín, bác sĩ không có chuyên môn. Rất nhiều ca sửa mũi hỏng tại bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo đã sửa mũi nhiều lần nhưng đều thất bại vì lựa chọn sai địa chỉ sửa mũi không đáng tin cậy.
Sửa mũi hỏng kéo dài trong bao lâu?
Những trường hợp mũi hỏng nặng sẽ không thể chỉ qua 1 lần phẫu thuật mà có thể khôi phục như bình thường mà phải tiến hành nhiều lần sửa mũi hỏng, xử lý từng khuyết điểm một mới có thể tái tạo dáng mũi như bình thường.
Mũi hỏng sau bao lâu thì mới sửa mũi hỏng được?
Khi phát hiện tình trạng hỏng của mũi sau khi nâng, khách hàng không nên vội vàng tiến hành sửa mũi lại.
Vùng mũi chưa được hồi phục hoàn toàn sau lần đầu nâng mũi nếu như tiếp tục tác động rất dễ gây ra nguy hiểm đến sức khỏe, hoạt động chức năng mũi.
Trung bình, thời điểm lý tưởng nhất để sửa mũi hỏng là sau 3 – 6 tháng. 1 số trường hợp mũi hỏng nặng, nghiêm trọng thì thời gian sẽ kéo dài lâu hơn.
Khách hàng cần phải thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có thể đánh giá, xác định trước khi đưa ra phương pháp, thời gian sửa mũi hỏng tốt nhất.
Lời kết
Chẳng ai muốn cần đến sửa mũi hỏng sau nâng, và càng không ai muốn tiếp tục phải sửa mũi đến lần thứ 2, thứ 3…do đó trước khi quyết định sửa mũi hỏng, hãy tìm hiểu thật kỹ và tìm cho mình một địa chỉ chuyên sửa mũi bị hỏng đáng tin cậy. Chúc bạn sẽ sở hữu được dáng mũi đẹp mà bạn vẫn mong ước.