Nâng mũi là một trong những phương pháp thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để cải thiện dáng mũi và khuôn mặt. Tuy nhiên, quá trình phục hồi sau nâng mũi như thế nào, cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất. Mời bạn cùng giải đáp với chúng tôi qua bài viết sau.
Quá trình hồi phục sau nâng mũi diễn ra như thế nào?
Sau khi nâng mũi, bạn sẽ cảm thấy đau nhẹ, sưng tấy và bầm tím ở vùng mũi và quanh mắt. Đây là những biểu hiện bình thường do phản ứng của cơ thể khi có sự can thiệp của dao kéo. Tùy vào cơ địa và phương pháp nâng mũi mà tình trạng này sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
- Trong thời gian này bạn có thể dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề theo chỉ định của bác sĩ để giảm các triệu chứng khó chịu.
- Sau khoảng 5-7 ngày, bác sĩ sẽ cắt chỉ và tháo nẹp trên mũi cho bạn. Lúc này, vết thương đã khô và dần hồi phục. Bạn có thể sinh hoạt bình thường nhưng cần tránh va chạm hay gãy sống mũi. Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp để quá trình hồi phục diễn da tốt hơn.
- Từ tuần thứ 2 trở đi, bạn sẽ thấy dáng mũi của mình đã vào form chuẩn. Mũi đã giảm sưng và hài hòa với khuôn mặt. Bạn có thể trang điểm và đi làm như bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiêng ăn những thực phẩm gây sẹo lồi, gây ngứa hoặc ảnh hưởng đến sắc tố da. Không nên đeo kính hoặc tập thể dục ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật.
- Sau khoảng 3-6 tháng, quá trình phục hồi sau nâng mũi đã hoàn tất. Bạn sẽ có được dáng mũi cao, thanh tú và tự nhiên như ý muốn. Có thể thoải mái đi xông hơi, đi biển hay đi du lịch.
Các giai đoạn hồi phục sau khi nâng mũi
Để dễ dàng theo dõi tình trạng mũi sau khi sửa mũi. Bạn có thể tham khảo quá trình hồi phục sau nâng mũi như sau:
- Giai đoạn 1: Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Đây là giai đoạn mũi sưng tấy, bầm tím và đau nhẹ. Bạn cần nghỉ ngơi hoàn toàn, chườm đá, súc miệng để giảm sưng tấy, chống nhiễm trùng. Cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để mũi sớm hồi phục.
- Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 sau phẫu thuật. Đây là giai đoạn mũi bớt sưng và bắt đầu hình thành. Bạn đã có thể cắt chỉ và tháo nẹp cũng như có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn cần chăm sóc và kiêng khem mũi cẩn thận.
- Giai đoạn 3: Từ ngày thứ 15 trở đi sau nâng mũi. Đây là giai đoạn mũi ổn định và hài hòa với khuôn mặt. Lúc này có thể trang điểm và tập thể dục nhẹ nhàng.
Những yếu tố ảnh hưởng quá trình hồi phục sau nâng mũi
Quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh và mau ổn định nếu đáp ứng được những yếu tố sau:
Phương pháp thực hiện nâng mũi: Có nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau như nâng mũi cấu trúc, nâng mũi sụn tự thân, nâng mũi filler, nâng mũi 4D, 6D… Mỗi phương pháp có mức độ can thiệp và độ khó khác nhau nên thời gian hồi phục cũng khác nhau.
Cơ địa: Mỗi người có một cơ địa và sức đề kháng khác nhau nên quá trình phục hồi sau nâng mũi cũng sẽ khác nhau. Người có thể chất tốt sẽ nhanh lành vết thương và giảm sưng tấy nhanh hơn người có tư thế xấu. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng, người trẻ thường có sức khỏe tốt hơn người già.
Tay nghề bác sĩ thực hiện: Bác sĩ có tay nghề cao và giỏi chuyên môn thì khi thực hiện quá trình diễn ra nhanh và chuẩn xác nhất. Vì thế, nên lựa chọn bác sĩ thực hiện có nhiều kinh nghiệm.
Chế độ chăm sóc: Đây là yếu tố quan trọng nhất để quá trình phục hồi sau nâng mũi diễn ra suôn sẻ. Cần tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc vết thương, ăn uống, sinh hoạt sau nâng mũi theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Nâng mũi bán cấu trúc là bao nhiêu
Những lưu ý giúp mũi mau hồi phục và ổn định
Để quá trình phục hồi sau nâng mũi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không được gãi, va chạm mạnh vào vùng mới phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu hoặc biến dạng mũi.
- Không tự ý tháo nẹp, băng trên mũi. Bạn chỉ nên để bác sĩ làm điều này khi vết mũi đã ổn định.
- Vệ sinh vết mổ và vùng mũi bằng gạc sạch và nước muối, bôi thuốc mỡ ngày 2 lần (sáng và tối). Điều này sẽ giúp vết thương khô nhanh hơn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Kiêng ăn những thức ăn dễ gây sẹo lồi như rau muống; kiêng các thực phẩm gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh… Không sử dụng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…). Những thực phẩm này có thể kéo dài quá trình hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không đeo kính, không tập thể dục ít nhất 1 tháng.
Nên thực hiện nâng mũi ở đâu để mũi mau lành và ổn định?
Nâng mũi là dịch vụ thẩm mỹ giúp bạn cải thiện hình dáng, kích thước của mũi, tạo sự hài hòa, cân đối cho khuôn mặt. Tuy nhiên, để có được kết quả nâng mũi đẹp và an toàn, bạn cần lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín, chất lượng và có đội ngũ bác sĩ giỏi.
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo là một trong những địa chỉ nâng mũi uy tín tại TP. HCM bởi những ưu điểm sau:
- Hoạt động hợp pháp theo quy định của Bộ Y tế, có giấy phép hoạt động và vượt qua các tiêu chí kiểm định, đánh giá đầy đủ các tiêu chuẩn cần thiết.
- Đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, tay nghề cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ. Các bác sĩ thường xuyên tu nghiệp ở nước ngoài như Mỹ, Hàn…
- Ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất nhằm mang lại kết quả nâng mũi hiệu quả, an toàn như: X-quang AI điện toán, dao mổ harmonic, dao mổ laser, thiết bị nội soi…
- Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo sử dụng chất liệu sụn an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình, tận tình và chuyên nghiệp. Gangwhoo luôn lắng nghe và tư vấn cho khách hàng những phương pháp nâng mũi phù hợp với nhu cầu và mong muốn.
- Ngoài ra, còn có chính sách bảo hành và hỗ trợ khách hàng sau khi thực hiện dịch vụ.
Chúng tôi đã chia sẻ những thông tin về quá trình phục hồi sau nâng mũi. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc mũi sau nâng mũi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.