Chăm sóc sau nâng mũi là khâu cực kỳ quan trọng để bảo đảm chiếc mũi có điều kiện phục hồi tốt nhất. Dù quan trọng là thế nhưng vẫn nhiều người không biết làm thế nào để chăm sóc sau khi nâng mũi tốt nhất.
Bài viết này Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo sẽ hướng dẫn từ A – Z những kinh nghiệm và cách chăm sóc sau khi nâng mũi. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Một số hiện tượng có thể xảy ra sau phẫu thuật nâng mũi
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc vết thương sau nâng mũi, hãy cùng tìm hiểu về những triệu chứng, hiện tượng có thể xảy ra sau phẫu thuật nâng mũi nhé.
Sau phẫu thuật nâng mũi, bạn có thể gặp những triệu chứng sau:
- Xuất hiện cảm giác đau nhức nhẹ xung quanh mũi sau khi thuốc gây tê tan hết (nhiều trường hợp hoàn toàn không thấy đau).
- Vùng xung quanh vết thương phẫu thuật bị sưng, phù nề, bầm tím.
- Mũi bị tiết dịch nhầy mức độ nhẹ.
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc sau nâng mũi
Mũi đẹp hay không phụ thuộc đáng kể vào sự chăm sóc sau nâng mũi.
Sau khi nâng mũi xong, bạn cần chăm sóc vết thương phẫu thuật như sau:
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Giữ vệ sinh vùng xung quanh vết thương thật chu đáo bằng cách thường xuyên lau rửa bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt các vi khuẩn trong không khí có thể bám vào khu vực mới phẫu thuật.
Tần suất lau vết thương bằng nước muối sinh lý là từ 3 – 4 lần 1 ngày.
Sử dụng loại nước muối sinh lý chuyên dụng để sát khuẩn đã là rất tốt. Nhưng nếu muốn ăn toàn hơn, bạn có thể dùng nước muối sinh sử dụng trong truyền dịch. Tất nhiên loại này sẽ có giá cao hơn.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thay băng gạc để đảm bảo vệ sinh chiếc mũi tốt hơn.
Bạn cũng nên hạn chế đến mức thấp nhất để nước, bụi bẩn bám vào mũi. Vì như vậy nguy cơ vết thương sau nâng mũi bị nhiễm trùng là tương đối cao.
Xem thêm: Chườm đá sau nâng mũi
Chườm đá, chườm ấm sau nâng mũi
Chườm đá đều đặn sẽ giúp giảm tình trạng sưng bầm và phù nề sau phẫu thuật nâng mũi.
Bạn nên thực hiện chườm đá trong vòng 1 – 2 ngày sau phẫu thuật nâng mũi.
Cách chườm đá như sau:
- Sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc khăn sạch, bỏ vào vài viên đá vào.
- Nhẹ nhàng đặt lên xung quanh vùng mũi, tránh để nước đá nhỏ trực tiếp lên mũi.
- Chườm đá với tần suất 2 – 3 lần/ngày.
Từ 3 – 4 ngày sau phẫu thuật, bạn nên chuyển sang chườm ấm bằng khăn mềm xung quanh vùng mũi. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng bầm tím hiệu quả.
Tuyệt đối không đụng chạm lên chiếc mũi
Ngoại trừ khi chườm đá và vệ sinh mũi ra bạn nên hạn chế tối đa việc đụng chạm vào vùng mũi.
Chiếc mũi mới trải qua quá trình phẫu thuật, tác động tương đối vào cấu trúc nên khá “mong manh”. Một tác động nhẹ đôi khi cũng có thể làm mũi bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng bình phục và vẻ đẹp của chiếc mũi về sau.
Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Sau phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc và hướng dẫn bạn sử dụng thuốc.
Bạn hãy uống thuốc đúng theo những chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng thêm các loại thuốc khác.
Trong trường hợp phải dùng loại thuốc khác, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tránh vận động mạnh
Bên cạnh chăm sóc sau nâng mũi chu đáo bạn cũng nên tránh vận động mạnh.
Nên tuyệt đối tránh những hoạt động đòi hỏi cường độ và tần suất vận động lớn như khuân vác vật nặng, thể dục thể thao. Bởi vì những hoạt động nặng tạo áp lực lớn lên chiếc mũi, có thể khiến mũi bị tổn thương, lệch vẹo.
Xem thêm: Cách giảm sứng sau nâng mũi
Nghỉ ngơi hợp lý
Thay vào đó, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chiếc mũi phục hồi nhanh hơn.
Nếu quá bức bối và muốn vận động, bạn hoàn toàn có thể đi bộ hay tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng để cho khí huyết lưu thông tốt hơn. Cũng rất có lợi cho quá trình phục hồi của chiếc mũi hậu phẫu thuật.
Hãy kiên nhẫn chờ có đến khi cấu trúc mũi vững chắc hơn để luyện tập thể thao với cường độ lớn hơn.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp
Việc ăn uống có liên hệ mật thiết với tốc độ phục hồi sau phẫu thuật.
Đảm bảo bữa ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với những thực phẩm lành tính với vết thương phẫu thuật là điều cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc sau nâng mũi.
Danh sách những thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau phẫu thuật nâng mũi sẽ được đề cập trong phần sau của bài viết.
Tái khám đúng lịch hẹn
Tái khám là khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi. Vì thế bạn cần ghi nhớ lịch tái khám đã hẹn trước với bác sĩ để đi tái khám đúng thời điểm.
Việc tái khám giúp bác sĩ đánh giá được tốc độ hồi phục của chiếc mũi sau phẫu thuật. Đồng thời có thể kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường để có biện pháp điều trị thích hợp trước khi các biến chứng này trở nặng.
Ngoài ra, nếu bạn phát hiện những dấu hiệu lạ với chiếc mũi. Bạn hoàn toàn nên đi tái khám ngay cả khi chưa tới lịch hẹn.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sau nâng mũi
Khi chăm sóc mũi sau khi nâng, bạn cần chú ý một số điều sau đây:
Lưu ý tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ
Đây là điều cực kỳ quan trọng trong khâu chăm sóc hậu phẫu. Hãy nghiêm túc thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo chiếc mũi của bạn bình phục nhanh hơn.
Lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Như đã đề cập ở trên. Dinh dưỡng là chìa khoá để giúp vết thương sau phẫu thuật nâng mũi lành nhanh hơn.
Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau nâng mũi.
Các thực phẩm nên ăn sau khi nâng mũi
- Thức ăn mềm, thức ăn dạng lỏng.
- Thịt lợn nạc, đậu hũ, nấm,…để bổ sung chất đạm.
- Rau củ, trái cây tươi đặc biệt là những loại trái cây mọng nước.
- Uống đủ nước từ 2 – 3 lít mỗi ngày.
Các thực phẩm nên kiêng ăn sau khi nâng mũi
- Thức ăn cứng vì khó nhai, khó tiêu, có thể gây đau cho vùng mũi.
- Thịt bò, rau muống vì có thể đẩy sẹo lồi tại vết thương.
- Trứng vì có thể làm vết thương không đều màu với vùng xung quanh.
- Thịt gà, các loại hải sản vì có thể gây dị ứng, ngứa ngáy khó chịu.
- Đồ nếp vì có thể gây mưng mủ vết thương.
- Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Lưu ý về vận động sau khi nâng mũi
Tư thế ngủ đúng sau khi nâng mũi
- Bạn nên nằm ngửa, 2 tay đặt lên bụng hoặc buông thõng 2 bên khi ngủ.
- Tuyệt đối không nằm nghiêng, nằm sấp hay nằm vắt tay lên trán. Cũng không chùm chăn lên mặt khi ngủ.
Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc
Tập thể dục sau khi làm phẫu thuật nâng mũi
- Nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu để khi huyết lưu thông. Tạo điều kiện để vết thương bình phục nhanh hơn.
- Tuyệt đối không vận động mạnh, vận động quá sức. Hãy chờ khoảng 1 – 2 tháng sau phẫu thuật nâng mũi, khi đó vết thương đã tương đối bình phục, cấu trúc mũi cũng đã vững chắc hơn.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề chăm sóc sau khi nâng mũi xong
Phẫu thuật nâng mũi bao lâu thì đẹp tự nhiên?
Nếu lựa chọn 1 địa chỉ nâng mũi uy tín và áp dụng chế độ chăm sóc sau nâng mũi đúng cách, bạn sẽ chỉ mất khoảng 1 – 2 tháng để chiếc mũi bình phục tương đối.
Để mũi đẹp tự nhiên thì sẽ mất thêm khoảng từ 3 – 6 tháng. Khi đó cấu trúc mũi sẽ vững chắc nhất, form dáng mũi cũng gom lại đẹp nhất.
Sau nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt bằng sữa rửa mặt?
Bạn không nên rửa mặt kiểu vã nước lên mặt. Thay vào đó hãy dùng khăn nhẹ nhàng lau mặt.
Sau khi tái khám và cắt chỉ, bạn có thể rửa mặt bằng sữa rửa mặt như bình thường. Nhưng phải nhớ rửa thật nhẹ nhàng khu vực xung quanh mũi.
Sau khi nâng mũi có quan hệ vợ chồng được không?
Có thể nhưng tốt nhất hãy tránh quan hệ vợ chồng trong khoảng 1 – 2 tháng sau nâng mũi.
Sau nâng mũi có trang điểm (make up) được không?
Không nên trang điểm sau khi nâng mũi vì khi đó vùng da mũi đang bị tổn thương. Phấn trang điểm có nhiều hoá chất có thể gây hại cho da mũi.
Tốt nhất là sau 1 tháng, khi mũi đã bình phục, bạn mới được trang điểm như bình thường.
Trên đây, Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm chăm sóc sau sửa mũi để giúp chiếc mũi hồi phục và gom dánh nhanh hơn.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết, bạn đã biết cách chăm sóc sau khi nâng mũi “chuẩn chỉ” rồi nhé.