Nâng mũi uống nước dừa được không là một vấn đề nhiều bạn phẫu thuật nâng mũi quan tâm. Nước dừa rất có lợi cho sức khoẻ nhưng không phải là thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục. Hãy cùng mình tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết dưới đây nhé!
Nâng mũi uống nước dừa được không?
Nâng mũi uống nước dừa được không? Nước dừa là chất lỏng trong suốt có vị ngọt thanh tự nhiên, có công dụng làm thanh mát cơ thể vào những ngày hè oi bức. Trong nước dừa lại chứa ít calo, ít ngọt, không có chất béo nên rất phù hợp với người đang giảm cân. Bên cạnh đó, nước dừa có nhiều thành phần Kali – chất điện giải bổ sung nước cho cơ thể khi tập luyện thể dục.
Xem thêm: Nâng mũi có uống trà sữa được không
Một ly nước dừa chứa rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu, cụ thể:
- Calo: 44g
- Carbohydrate: 10,4g
- Đường: 9,6g
- Chất đạm: 0,5g
- Natri: 64mg
Ngoài ra, trong nước dừa còn chứa một nguồn vitamin C, B dồi dào cùng khoáng chất như Mangan, Magie, Kẽm, Photpho, Đồng và Canxi. Nhờ vào những thành phần dinh dưỡng này mà nước dừa mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ và làm đẹp. Vậy nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bọc sụn, … có uống nước dừa được không?
“Mặc dù uống nước dừa rất tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu bạn uống một lượng lớn nước dừa sẽ gây tình trạng loãng máu, chảy máu mất kiểm soát vùng mũi khiến vết thương lâu lành, trường hợp xấu còn gây nhiễm trùng, hoại tử mũi” – Chia sẻ của BS Cường (Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo). Chính vì vậy, bạn nên kiêng uống nước dừa trong 30 ngày hồi phục vết thương.
Sau khi nâng mũi bao lâu thì được uống nước dừa?
Việc uống nước dừa sau khi nâng mũi là không nên làm, trường hợp nâng mũi sau 10 ngày, vết thương tương đối ổn định thì bạn có thể dùng 120 đến 150 ml nước dừa để giải khát, thanh nhiệt, tuy nhiên cần phải có ý kiến bác sĩ.
Uống gì để thay thế cho nước dừa?
Nếu đang trong cơn thèm nước dừa thì bạn có thể thay thế bằng các loại thức uống như nước cam, chanh, dứa, táo, kiwi, trà thảo mộc, dưỡng nhan, sương sáo hạt é,… là những thức uống tốt cho sức khoẻ cũng như là hỗ trợ lành thương.
Ngoài ra, một số thực phẩm hỗ trợ lành thương nhanh như:
- Thực phẩm giàu protein, chất sắt để tái tạo da và tạo máu
- Thực phẩm giàu vitamin A,C thúc đẩy mô da, ngăn ngừa sẹo xấu, hạn chế viêm nhiễm
- Các loại đậu, ngũ cốc giúp tăng cường sức khoẻ
- Sữa và thực phẩm chế biến từ sữa có tạo lợi khuẩn, tốt cho tiêu hoá
- Thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng chống oxy hoá và các khoáng chất hỗ trợ tái tạo tế bào da
- Nước lọc cần phải bổ sung từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy lành thương và giúp làm giảm sưng đỏ, nóng rang vùng mũi.
Xem thêm: Nâng Mũi Kiêng Ăn Bao Lâu
Lưu ý khi uống nước dừa sau khi nâng mũi
Như đã chia sẻ, sau khi nâng mũi bạn nên kiêng hoàn toàn nước dừa trong vòng 1 tháng để đảm bảo vết thanh hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, trong 1 tháng nếu thèm quá thì bạn có thể uống được nhưng nhớ tuân thủ những nguyên tắc sau:
Không uống nước dừa bằng ống hút
Sử dụng ống hút thì bạn phải sử dụng lực hút, lúc này mũi sẽ phải hít lấy một lượng khí lớn để tạo hơi nên sẽ gây ảnh hưởng tới vết thương. Vì vậy mà sau khi nâng mũi, bạn không nên sử dụng ống hút để uống nước dừa thay vào đó bạn dùng thìa để uống nhé.
Không nhai cơm dừa
Cơm dừa khá là cứng đối với người đang nâng mũi, hành động nhai cơm dừa sẽ khiến hàm răng hoạt động mạnh, mà xương hàm lại nằm rất gần và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vùng mũi, vì thế sẽ không tốt cho quá trình hồi phục.
Kiềm chế lượng nước dừa nạp vào cơ thể
Như bạn đã biết, nước dừa được nạp quá nhiều vào cơ thể người nâng mũi sẽ gây những nguy hại có thể xấu nhất, do đó, bạn nhớ kiềm chế lượng nước dừa uống vào nhé.
Hy vọng qua bài viết nâng mũi uống nước dừa được không đã giúp bạn có thêm thông tin cho quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật nâng mũi. Hãy để lại thắc mắc của bạn vào phần bình luận bên dưới, mình sẽ giải đáp ngay.